Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo, chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục và trẻ con yểu tử. Với bạch hào trên trán và khả năng biến hóa, Địa Tạng Bồ Tát có vai trò quan trọng trong việc cứu độ chúng sinh.
Vị Trí Trong Phật Giáo Đông Á
Trong Phật giáo Đông Á, Địa Tạng Vương Bồ Tát được coi là một trong bốn vị Đại Bồ Tát chuyên cứu độ người bị sa vào địa ngục. Trụ xứ của Ngài là Cửu Hoa Sơn, nơi vị Bồ Tát đã thực sự hiện thân và được tôn thờ. Điều đặc biệt là Địa Tạng Bồ Tát đã thề sẽ không thành Phật cho đến khi cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi luân hồi.
Bồ Tát Địa Tạng là danh hiệu thông dụng trong các bản dịch kinh. Ý nghĩa chữ “Địa Tạng” như trong Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh Sớ của Đại Sư Ngẫu Ích đã giảng rộng. Địa Tạng vương Bồ Tát là giáo chủ của cõi U Minh. Ngài là một trong vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Bồ tát Địa Tạng có lập đại nguyện tế độ tất cả chúng sinh.
Sự Tích và Câu Chuyện Đáng Nhớ
Sự tích về Địa Tạng Bồ Tát là một trong những câu chuyện đáng nhớ trong Phật giáo. Trước khi trở thành Bồ Tát, Ngài đã trải qua nhiều kiếp kiếp kiếp trước, mỗi lần với một sứ mệnh đặc biệt. Ví dụ, trong một tiền kiếp, Ngài là một cô bé đã cứu mẹ khỏi địa ngục nhờ thiền định và niệm danh đức Phật.
Căn cứ vào nhiều tài liệu để tìm hiểu lại lịch sử của Ngài Bồ Tát Địa Tạng Vương trên lịch sử Phật giáo Trung Quốc và Phật giáo Hàn Quốc. Ngài Bồ Tát Địa Tạng tục danh tên là Kim Kiều Giác (Kim Kyo-gak), sinh vào thế kỷ thứ VII, năm 696 TL, tại nước Tân La (Silla), hiện nay là Hán Thành, thuộc Nam Hàn.
Ngài vốn là một Hoàng tử, sống trong lầu son nhung lụa, ở cung vàng điện ngọc, thế nhưng tính Ngài lại thích đạm bạc, không bị ảnh hưởng bởi nếp sống vương giả phong lưu đài các, mà chỉ chăm lo học hỏi và ham đọc Thánh hiền.
Vào năm Vĩnh Huy đời Đường Cao Tông, sau khi tham khảo hết Tam giáo, Cửu lưu và Bách gia chư tử thì Ngài bèn buông lời cảm thán: “So với Lục kinh của Nho gia, Đạo thuật của Tiên gia, thì lý Đệ nhất Nghĩa đế của nhà Phật là thù thắng hơn hết, rất hợp với chí nguyện của ta.” Sau đó lập chí xuất gia vào lúc 24 tuổi.
Địa Tạng Vương Bồ Tát tu hành ở núi Cửu Hoa Sơn 75 năm. Thọ đến 99 tuổi. Suốt thời gian tu khổ luyện ở đây, Ngài không hề trở về nước Đại Hàn. Ngài nhập Niết bàn vào ngày 30 tháng 7 năm Đường Khai Nguyên thứ 26. Ba năm sau khi Ngài viên tịch, thì tọa quan của Ngài tự động mở cửa. Và trong đó thi thể và dung mạo của Ngài y hệt như người sống. Tay chân vẫn mềm dẻo như có thể di chuyển được.
Ý nghĩa của việc thờ tôn tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nếu những thiện nam tín nữ nào chi tâm quy y, chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường, tô vẽ hình tượng Địa Tạng Vương Bồ tát trong hiện tại sẽ được tiêu trừ bệnh tật, các tội chướng, tiêu trừ tai họa, có thể thoát khỏi hiểm nguy, được quỷ thần hộ về. Người thành tâm tụng niệm danh xưng của Địa Tạng Bồ tát cũng được trí huệ to lớn, mau chóng hoàn thành ước nguyện.
Những người không thể siêu thoát vì bất kể điều gì đó thì sẽ đến và được ngài hóa kiếp bằng những hành động có ích cho xã hội, cho người khác.
Những người thờ phụng Địa Tạng Vương Bồ Tát, khi hiểu về sự tích câu chuyện của ngài khi cứu mẹ thì bất giác cũng sẽ có lòng biết ơn, thành kính với chijhs cha mẹ mình. Trong lòng tự nhiên sẽ nảy sinh ý niệm, ước ao được làm tròn đạo hiếu và sẽ tự giác thành kính tự nguyện đảnh lễ Địa Tạng Bồ tát . Bởi Ngài là biểu trưng cho tinh thần hiếu đạo, công đức của Ngài sâu như biển cả, rộng như hư không.
Những chúng sinh nào niệm danh hiệu Địa Tạng, niệm kinh Địa Tạng, hồi hướng cho người thân của mình sẽ giúp họ tiếp cận được thiện tri thức, gieo nhân thiện, biết rõ nhân quả, biết hối hận biết tội lỗi. Dựa vào thần lực của Địa Tạng Bồ tát và công đức bản thân mà thoát khỏi nỗi khổ nơi địa ngục, không bị lưu lạc vào ác đạo, sớm tái sanh ở cõi Trời, cõi người.
Nơi Thờ Địa Tạng Bồ Tát
Ngày vía Bồ Tát Địa tạng hàng năm là ngày 30/7 (Âm lịch). Trong ngày này, các Phật tử gần xa thường cùng nhau niệm kinh Địa Tạng và bày tỏ lòng kính trọng đối với Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Tại các chùa ở Việt Nam, Địa Tạng Vương Bồ Tát được tôn thờ trang nghiêm. Vị Bồ Tát này thường đứng cùng với Phật Thích Ca và Quán Thế Âm Bồ Tát trong chánh điện. Lễ hội Vía Đức Bổn Tôn Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát là một dịp quan trọng để thể hiện lòng hiếu thảo và tuân theo tinh thần của Ngài.
Trong ngày này, người con Phật thể hiện tấm lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ và noi gương Địa Tạng Vương Bồ Tát, thể hiện nguyện lực của Ngài: “Chúng sinh độ tận phương chứng Bồ đề. Địa ngục vị không thệ bất thành Phật.” Chúng sinh độ hết rồi, tôi mới chứng bồ đề. Địa ngục chưa trống không, tôi thề không thành Phật.
Địa Tạng Vương Bồ Tát là một biểu tượng quan trọng trong Phật giáo Đông Á, đại diện cho lòng từ bi và lòng từ mẫn thương. Vị Bồ Tát này luôn sẵn sàng cứu độ chúng sinh và là một nguồn cảm hứng cho mọi người tuân theo tinh thần từ bi và hiếu thảo. Ngày nay, nhục thân của Ngài Địa Tạng vẫn còn được thờ phụng tại Cửu Hoa Sơn để cho thính chúng chiêm ngưỡng.
Cửu Hoa Sơn, tọa lạc bờ Nam hạ du sông Trường Giang, thành phố Trì Châu – tỉnh An Huy – Trung Quốc. Nơi đây không những có phong cảnh đẹp, thiên nhiên hữu tình như một bức tranh lộng lẫy mà còn sở hữu vô số chùa chiền cổ xưa, có tuổi đời lên đến ngàn năm. Đồng thời Cửu Hoa Sơn cũng là một trong những khu thắng cảnh du lịch trọng điểm quốc gia đầu tiên của Trung Quốc. Ngọn danh sơn này được tổ chức thế giới UNESCO công nhận là di sản văn hóa thiên nhiên của nhân loại.