VNDICY.COM

Hiệu quả của vắc-xin phòng Covid 19 được phê duyệt tại Việt Nam

Virus Corona 2019 (Covid 19, SARS COV 2) gây bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV). Với mức độ lây lan nhanh khiến nhiều chuyên gia dịch tễ cũng không dự đoán trước được, tại Việt Nam trong lần bùng phát dịch lần thứ tư hiện tại mỗi ngày có hàng ngày ca nhiễm mới, các các tăng nặng và tử vong bắt đầu xuất hiện nhiều.

Phương án miễn dịch cộng đồng đang được chính phủ đẩy mạnh bằng cách triển khai tiêm vắc-xin cho người dân. Các vắc-xin đã được Việt Nam phê chuẩn bao gồm : Moderna, Pfizer/BioNTech, AstraZeneca, Sputnik V, Sinopharm và chuẩn bị phê chuẩn Nano Covax do Việt Nam tự nguyên cứu sản xuất.

Vắc-xin Moderna

Bộ Y tế cho biết vaccine Moderna của Mỹ nhưng có thể được sản xuất tại Tây Ban Nha, Pháp. Theo dữ liệu từ WHO, Moderna có hiệu quả lên đến 94,1%.

Theo FDA, vắc xin ít hiệu quả hơn ở người lớn tuổi, độ bảo vệ sẽ giảm xuống 86.4%. Trước đó, ngày 18/12, FDA của Mỹ đã phê duyệt cho phép sử dụng khẩn cấp (EUA) vắc xin mRNA-1273 của Moderna, Mỹ chính thức sở hữu loại vắc xin thứ 2 đủ hiệu quả phòng ngừa Covid-19.

Theo hãng Moderna công bố, 2 liều vắc xin mRNA của họ đã sinh được kháng thể chống lại các biến thể virus SARS-CoV-2 gồm Delta, Beta và Eta – lần lượt được phát hiện ở Ấn Độ, Nam Phi và Nigeria.

Vắc-xin Pfizer/BioNTech

Vắc xin ngừa COVID-19 của hãng Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức) đã trở thành vắc xin đầu tiên nhận được sự phê duyệt của WHO để sử dụng khẩn cấp kể từ lúc dịch bùng phát.

Theo dữ liệu từ WHO, hai loại vắc-xin này có hiệu quả từ 90% – 95%. Thống kê khi đó của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) nói Pfizer có hiệu quả ngăn ngừa nhiễm trùng 89,7% từ ít nhất hai tuần sau khi tiêm liều đầu tiên. Vắc-xin Pfizer có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa tử vong vì virus, ở những người từ 60 tuổi trở lên.

Nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ kháng thể tạo bởi vaccine Pfizer giảm 5 lần khi gặp biến thể Delta. Theo Viện Francis Crick và Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia Mỹ, một liều vaccine có hiệu quả 79% với chủng nCoV gốc, 50% với biến thể Alpha (Anh) và chỉ 32% với biến thể Delta. Hiệu quả tăng mạnh sau liều thứ hai.

Vắc-xin AstraZeneca

AstraZeneca là một công ty công nghệ sinh học và dược phẩm đa quốc gia của Anh-Thụy Điển, có trụ sở chính ở Cambridge, Anh. 

Ở những người từ 60 tuổi trở lên ở Hàn Quốc, vaccine AstraZeneca có hiệu quả 78,9% đối với virus SARS-CoV-2, ít nhất hai tuần sau khi tiêm mũi đầu tiên. AstraZeneca có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa tử vong vì virus, ở những người từ 60 tuổi trở lên.

Dữ liệu thực tế từ PHE chứng minh hai liều vaccine COVD-19 của AstraZeneca có hiệu quả 92% trong việc giảm số ca nhập viện do biến thế Delta và cho thấy không cố trường hợp tử vong trong số những người được tiêm chủng.

Vắc-xin Sputnik V 

Sputnik V là vaccine có nguồn gốc từ Nga, dựa trên nền tảng vector adenovirus được đăng ký đầu tiên trên thế giới. Theo một kết quả thử nghiệm lâm sàng diện rộng được công bố trên tạp chí y học Lancet năm nay, Sputnik V từng đạt tỉ lệ ngăn ngừa 91,6%. Sputnik V đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn an toàn, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ biến chứng và tử vong gây ra do Sars-Cov-2.

Các nhà khoa học tại Viện Gamaleya – nơi phát triển vắc xin Sputnik V – đã sử dụng dữ liệu từ những người đã tiêm cả hai liều vắc xin và tính toán rằng tỉ lệ hiệu quả khi tiêm thực tế của loại vắc xin này lên tới 97,6%. Các nhà khoa học Nga ngày 29/6 cho biết vaccine Sputnik V hiệu quả 90% với biến thể Delta, lần đầu xuất hiện tại Ấn Độ.

Vắc-xin Sinopharm

Là sản phẩm của Sinopharm (hay Tập đoàn Y Dược Trung Quốc) là đơn vị sản xuất vaccine lớn nhất Trung Quốc, có hơn 1.500 công ty con và hơn 200.000 nhân viên trải rộng khắp toàn cầu.

Dữ liệu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy vắc xin Sinopharm cho hiệu quả bảo vệ 78,1% với các trường hợp có biểu hiện triệu chứng COVID-19. Tỉ lệ này giảm xuống còn 73,5% với các trường hợp không biểu hiện triệu chứng.

Trao đổi với SCMP, giáo sư Nikolai Petrovsky thuộc Đại học Flinders (Úc) nhận định chỉ có việc hiệu quả vắc xin quá thấp mới dẫn tới việc phải tiêm bổ sung chỉ hơn 6 tháng sau khi tiêm đủ 2 liều.

Hiện tại chưa có số liệu cụ thể về hiệu quả của vắc-xin Sinopharm cho các biến thể Delta, theo Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/7 thì các nhà khoa học nước này vẫn đang tiến hành các thử nghiệm chống lại biến thể Delta trên các sản phẩm của họ.

Theo tổng hợp

 

4.6/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

You have to agree to the comment policy.