Cục Hàng không vừa trình Bộ GTVT báo cáo thẩm định, để bộ báo cáo Thủ tướng phê duyệt. Cơ quan này đề xuất, tới năm 2030, giữ số lượng sân bay đã được Thủ tướng phê duyệt tại quy hoạch năm 2018 (tổng 28 sân bay). Trong đó, các sân bay đầu tư mới gồm: Nà Sản (Sơn La), Lai Châu, Sapa (Lào Cai), Quảng Trị, Phan Thiết.
- Bài phân tích : Có nên đầu tư đất nền Sân bay Bình Phước ?
- Quy hoạch sân bay phụ thuộc nhiều yếu tố, không chỉ dựa vào ý kiến đề xuất
Tới năm 2050, Cục Hàng không chỉ bổ sung sân bay Cao Bằng (cả nước 29 sân bay), xây dựng sân bay Tiên Lãng thay thế sân bay Cát Bi (Hải Phòng) và định hướng thành sân bay thứ 2 vùng Thủ đô Hà Nội.
Với quy hoạch này, hàng loạt đề xuất sân bay của địa phương đã bị Cục Hàng không loại, như đề xuất sân bay thứ 2 vùng Thủ đô tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội); đề xuất sân bay của: Hà Giang, Bắc Giang, Ninh Bình, Bình Phước, Hà Tĩnh…
Trong giai đoạn 10 năm tới sẽ ưu tiên nguồn lực đầu tư nâng cấp sân bay cửa ngõ lớn, như xong giai đoạn 1 sân bay Long Thành; hoàn thành mở rộng sân bay Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất (TPHCM); đầu tư một số sân bay vùng sâu, hải đảo để vừa phát triển kinh tế vừa bảo đảm quốc phòng an ninh.
Đồng thời, nhà nước sẽ hoàn thiện quy định pháp luật để huy động nguồn lực xã hội đầu tư sân bay, trong đó có hình thức cho thuê, nhượng quyền khai thác sân bay.
Hiện cả nước có 22 sân bay, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý khai thác 21 sân bay (trừ sân bay Vân Ðồn, Quảng Ninh). Trong đó có 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Theo Tienphong