VNDICY.COM

Nguyên lý, công nghệ tạo ra vắc xin Nano Covax của Việt Nam

Vaccine Nano Covax là sản phẩm của Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen giúp phòng chống Covid 19 có xuất xứ từ Việt Nam phát triển trên công nghệ ADN protein tái tổ hợp.

Phía Nanogen tiết lộ đã gửi mẫu Nano Covax cho WHO kiểm tra. Công ty cũng khẳng định khi sản xuất vaccine là phải đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Không chỉ an toàn mà phải đảm bảo tính sinh miễn dịch và có hiệu lực bảo vệ thực sự.

Chính phủ Việt Nam cho biết sẽ xem xét phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vac-xin nội địa NanoCovax do công ty dược phẩm Nanogen bào chế. Khác với hai dòng vắc-xin phổ biến hiện nay (AstraZeneca, Pfizer/BioNTech…), NanoCovax sử dụng công nghệ ADN protein tái tổ hợp và được thử nghiệm giai đoạn 3 trên 13.000 người tình nguyện từ ngày 11/06. Chính phủ cho biết có thể sử dụng rộng rãi loại vac-xin nội địa này từ nay đến cuối năm.

Nguyên lý tạo ra vắc xin tái tổ hợp

Trong tự nhiên, các virus bám vào tế bào và bơm vật chất di truyền vào trong tế bào. Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã lợi dụng quá trình này. Họ tìm cách lấy đoạn gen của virus vô hại hoặc giảm độc lực và chèn thêm đoạn vật chất di truyền của vi sinh vật khác. Virus đóng vai trò vận chuyển DNA tới các tế bào.

Vắc – xin tái tổ hợp bắt chước nhiễm trùng tự nhiên và vì vậy làm tốt công việc kích thích hệ miễn dịch. Vi khuẩn giảm độc lực cũng có thể được sử dụng làm vector, tuy nhiên không phổ biến bằng cách sử dụng virus. Trong trường hợp này, vật chất di truyền chèn vào làm vi khuẩn biểu lộ kháng nguyên của vi sinh vật khác trên bề mặt của chúng. Nhờ vậy, vi khuẩn vô hại bắt chước vi sinh vật gây hại và kích thích đáp ứng miễn dịch.

Các vắc-xin phòng chống Covid-19 đã được cấp phép và sử dụng trên thế giới thời gian qua phản ánh đầy đủ các công nghệ sản xuất văc xin hiện có, như văc xin mARN (của Moderna và Pfizer/Nbiotech), văc xin ADN (của AstraZeneca, Johnson & Johnson), văc xin protein kháng nguyên bề mặt virut (Sputnik V của Nga) hay văc xin virut bất hoạt (Sinovax của Trung Quốc).

Trong số 4 công nghệ sản xuất văc xin (virut sống giảm độc lực, virut bất hoạt, văcxin protein kháng nguyên virut, văcxin axit nucleic), các văcxin axit nucleic (mARN và ADN) là thế hệ mới và các văc xin Covid-19 vừa rồi của Pfizer hoặc Moderna (văc xin mARN) và AstraZeneca hoặc Johnson & Johnson (văc xin ADN) lần đầu tiên được phê chuẩn cho tiêm chủng đại trà trên thế giới.

Ưu điểm của vắc xin công nghệ ADN tái tổ hợp

Các công nghệ văc xin truyền thống đã được kiểm chứng lâu dài về tính an toàn, hiệu quả, có quy trình quản lý và sản xuất sẵn có, nhưng lại cần thời gian nghiên cứu và thử nghiệm dài mỗi khi xuất hiện virut mới hoặc biến chủng mới (những biến chủng có thể làm vô hiệu văc xin đã được phát triển trước đó).

Các văc xin axit nucleic có ưu thế vượt trội (nhờ công nghệ tin – miễn dịch và công nghệ ADN tái tổ hợp) giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu phát triển đáng kể, rất phù hợp để thích ứng với các biến chủng mới. Về lý thuyết, thì các văc xin axit nucleic cũng an toàn, hiệu quả không kém các văc xin truyền thống, nhưng dù sao đây vẫn là những văc xin mới, cần thêm thời gian nhiều năm để có thể tổng kết về hiệu quả, tính an toàn và đánh giá kinh tế y tế sau lần đầu tiên được sử dụng cho phòng chống đại dịch Covid-19 hiện nay.

Giống như mọi công nghệ mới, việc đầu tư hệ thống sản xuất mới cũng là một hạn chế. Tuy nhiên, thành công của các văc xin axit nuclecic trong phòng tránh dịch bệnh Covid-19 đến nay phần nào cho thấy việc phát triển công nghệ văc xin axit nucleic là một xu hướng tất yếu.

Tổng hợp

4.9/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

You have to agree to the comment policy.