Outline
ToggleShark Nguyễn Ngọc Thủy hiện là Chủ tịch Tập đoàn Egroup và là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Anh ngữ Apax. Tiểu sử và quá trình phát triển sự nghiệp của Shark Thủy với cam kết đầu tư mạnh mẽ vào các startup về giáo dục và công nghệ. Thời gian gần đây, hệ sinh thái liên quan đến Egroup liên tục “dính” tai tiếng khi bị các nhà đầu tư tố “bất tín”.
Xuất hiện trên hàng ghế khách mời của Shark Tank Việt Nam, chủ tịch tập đoàn Egroup – Shark Nguyễn Ngọc Thủy là người cam kết rót vốn khá đậm cho các startup công nghệ – giáo dục. Shark Thủy là ai? Mời bạn cùng Bstyle tìm hiểu tiểu sử Shark Thủy qua bài viết dưới đây nhé!
Tiểu sử Shark Thủy
- Tên thật: Nguyễn Ngọc Thủy
- Ngày sinh: 17/04/1982 (37 tuổi)
- Cung hoàng đạo: Bạch Dương
- Nơi sinh: thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Nghề nghiệp: Doanh nhân, CEO, nhà đầu tư Shark Tank (Thương vụ bạc tỉ) Việt Nam
- Thành phố sinh sống: Hà Nội
- Hồ sơ Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Ngọc_Thủy
- Trang cá nhân Facbook: Đang cập nhật
Shark Thủy là ai?
Shark Thủy tên thật là Nguyễn Ngọc Thủy (sinh ngày 17/4/1982). Anh là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax. Đồng thời là founder kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị – Tổng Giám đốc Tập đoàn Egroup.
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Thủy là một trong những người đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng phương pháp giáo dục trên cơ sở công nghệ hiện đại cho Việt Nam.
Shark Thủy đã thành công trong việc xây dựng Egroup như một hệ sinh thái giáo dục. Tạo ra liên kết và hợp tác giữa Việt Nam với các tập đoàn lớn nước ngoài như SK Telecom, Yakson Myungga, Chungdahm Learning, Culture 21, Franklin Learning Center (Mỹ), MegaNext,…
Shark Thủy khác biệt với 4 “cá mập” của Shark Tank Việt Nam. Anh là người duy nhất chưa tốt nghiệp đại học.
Năm 2017, Shark Nguyễn Ngọc Thủy được Enterprise Asia bình chọn là 1 trong 14 doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam. Anh được trao tặng giải thưởng Doanh nhân châu Á – Thái Bình Dương (APEA).
Tuổi thơ của Shark Nguyễn Ngọc Thủy
Shark Nguyễn Ngọc Thủy sinh ra trong một gia đình nông dân có 4 anh chị em. Vì hoàn cảnh khó khăn nên ông tạm gác lại việc học đợi khi nào kinh doanh ổn sẽ quay lại học tiếp.
Hành trình xây dựng Egroup bắt đầu từ khi anh đang học lớp 11 tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Tây). Lúc đó Shark Nguyễn Ngọc Thủy đã hợp tác với một thầy giáo cùng mở trung tâm luyện thi đại học tại Hà Đông.
Anh luôn cố gắng để vừa làm tốt việc học, vừa làm tốt việc kinh doanh. Nhưng cuối cùng anh đã chọn cách bảo lưu sau năm đầu tiên ngành Mỏ – Địa chất để có thể tập trung hoàn toàn vào việc kinh doanh của mình.
Quá trình phát triển sự nghiệp
Shark Nguyễn Ngọc Thủy bắt đầu ý tưởng khởi nghiệp từ trung tâm luyện thi đại học. Anh cũng không ít lần thất bại với dự án cung cấp người giúp việc hay công ty buôn bán thiết bị máy tính.
Năm 2008, Nguyễn Ngọc Thủy quyết định thành lập công ty Egame – sau này là tập đoàn Egroup. Cho đến nay, Egroup đã tồn tại và phát triển được gần 10 năm. Shark Thủy đã xây dựng được một “hệ sinh thái giáo dục” Egroup với chuỗi 12 công ty con chuyên phát triển các lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục và sức khoẻ.
Egroup đang cung cấp cho thị trường các giải pháp giáo dục từ chương trình mầm non đến bậc trung học phổ thông. Shark Thủy đã khởi tạo rất nhiều dự án giáo dục dưới nền tảng ứng dụng công nghệ hiện đại của thế giới. Có thể nhắc tới là chuỗi trung tâm tiếng Anh Apax (Apax English) với sự hợp tác cùng Chungdahm Learning, Hàn Quốc.
Ban đầu, Apax English ban đầu được shark Thủy định hình là Hệ thống trung tâm tiếng Anh cao cấp dành cho trẻ em tại khu vực Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nhưng khi xác định trên bản đồ về số lượng trung tâm như thế này ở 2 thành phố lớn, anh thấy sự khó khăn và chật chội của thị trường.
Cuối dùng shark Thủy và các cộng sự đã quyết định mở rộng ra 64 tỉnh thành cả nước. Đây cũng là lúc shark Thủy nhìn thấy tiềm năng của thị trường trước mắt. Chỉ trong vòng hai năm, chuỗi Apax English đã xây dựng 50 trung tâm Anh ngữ và thu hút hơn 30 nghìn học viên trên toàn quốc.
Cho đến thời điểm hiện tại, Shark Thủy vẫn tiếp tục khởi nghiệp. Anh vạch ra kế hoạch mới đi cùng các start-up. Mong muốn của anh là bổ khuyết cho những các kế hoạch kinh doanh của người trẻ khởi nghiệp.
Shark Thuỷ chia sẻ: “Tôi sẽ dừng công việc kinh doanh của tôi khi tôi 48 tuổi và khởi nghiệp lần hai với các start-up. Tài sản tôi có được trong quá trình đầu tư hiện tại sẽ dành để đầu tư cho các sự án khởi nghiệp.”
Soi tướng mạo phú quý của Shark Nguyễn Ngọc Thủy
Dù chỉ ngồi ở vị trí Guest Shark nhưng anh Nguyễn Ngọc Thuỷ vẫn gây ấn tượng mạnh với người xem bởi phong thái đĩnh đạc, tự tin nhưng điềm đạm.
Không như các nhà đầu tư cá mập khác, Shark Thủy có diện mạo không quá điển trai nhưng ngược lại, anh là người suy nhất sở hữu chiếc mũi lân. Đàn ông có mũi lân được cho là người học rộng hiểu nhiều, thường có kiến thức uyên bác nhưng lại luôn là người khiêm tốn, ham học hỏi. Theo nhân tướng học mũi lân là tướng mũi giàu phú quý có số giàu sang, tài vận ngày càng thăng tiến của cải không hết luôn gặp nhiều may mắn trong công việc đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh.
Ngoài ra, trên cánh mũi của Shark Thủy còn có nốt ruồi. Đặc điểm này đại diện cho những người to gan, bạo dạn, thích hành sự theo trực giác cá nhân. Nốt ruồi ở vị trí này cũng cho thấy người sở hữu sẽ có tài lộc dồi dào, hay có những khoản thu nhập bất ngờ.
Shark Nguyễn Ngọc Thuỷ bị đối tác doạ kiện ra toà
- Đại dịch Covid-19 đã khiến hệ thống Apax English từng có thời kỳ bị “tê liệt”, không đủ tiền chi trả tiền thuê mặt bằng.
- Apax English thuộc sở hữu của CTCP Anh ngữ Apax do ông Nguyễn Ngọc Thuỷ (Shark Thuỷ) làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.
Nhiều phụ huynh kéo nhau đến các Trung tâm Apax Leaders của Shark Nguyễn Ngọc Thủy để đòi lại tiền học phí vì đóng hàng chục triệu đồng cho con học tiếng Anh, nhưng giáo viên không đến lớp vì bị nợ lương.
Kết quả kinh doanh năm 2022 với mục tiêu loại nhuận 141 tỷ đồng
Tại đại hội cổ đông, thay mặt Hội đồng quản trị ông Nguyễn Ngọc Thuỷ đã có báo cáo cổ đông kết quả kinh doanh năm 2021.
Theo đó, dù các trung tâm tiếng Anh và trường mầm non của các công ty con trực thuộc phải tạm thời đóng cửa để đảm bảo an toàn phòng dịch trong thời gian tương đối dài (từ Tết Nguyên Đán đến 30/4/2021 và sau đó từ tháng 5-12/2021 đóng cửa hầu hết các trung tâm tiếng Anh, trường mầm non tại các tỉnh, thành phố bùng phát dịch), song Apax Holdings vẫn giữ vững được quy mô ổn định về số lượng trung tâm, trường mầm non.
Doanh thu năm 2021 của doanh nghiệp đạt 2.053,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 95,7 tỷ đồng (tương đương đạt 136.7% so với kế hoạch đề ra).
Đặc biệt, theo ông Nguyễn Ngọc Thuỷ lợi nhuận của năm 2021 có sự đóng góp của doanh thu tài chính đến từ việc tái cấu trúc nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty con và từ việc thực hiện bán quyền mua cổ phần phát hành thêm của các công ty con thuộc Apax Holdings.
Năm 2022, theo ông Thuỷ, Apax Holdings đặt mục tiêu doanh thu 2.119 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 141 tỷ đồng trong năm 2022, trong đó lợi nhuận riêng lẻ công ty mẹ là 170 tỷ đồng.
“Trong 2020-2021, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, đặc biệt là giáo dục khi các trường học bị đóng cửa. Chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên với tinh thần nỗ lực, công ty đã đứng vững trong đại dịch, biến thách thức thành cơ hội, có nhiều bước tiến là bước đà phát triển trong chiến lược của 2022.
Thời kỳ khó khăn nhất đã qua, thời khắc của sự hồi phục đã đến, đây là giai đoạn tăng trưởng, năm 2022 tôi tin rằng sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn, bền vững hơn so với giai đoạn hoàng kim 2018 -2019 của doanh nghiệp”, ông Thuỷ nói.
Các dự án đầu tư của Shark Thủy trong Shark Tank Việt Nam
Mặc dù chỉ xuất hiện với tư cách khách mời, nhưng vị “cá mập” của Tập đoàn Egroup đã cam kết rót vốn hàng chục tỷ đồng trong việc đầu tư vào các startup.
Riêng mùa 1, Shark Thủy đã cam kết rót vốn lên tới 19,2 tỷ đồng. Tron đó, riêng thương vụ đầu tư cho Soya Garden lên đến 15 tỷ đồng.
Trong mùa 2, shark Thủy cũng đã chi ra trên dưới 25 tỷ cho các startup về giáo dục. Thương vụ đầu tư lớn nhất dành cho Công ty Magic Book với số tiền tổng cộng 500 nghìn USD. Trong đó 200 nghìn USD để đổi lấy 30% vốn công ty và 300 nghìn USD là trái phiếu chuyển đổi. Bên cạnh đó là các thương vụ hàng tỷ đồng như We Escape – 5 tỷ đồng cho 36% vốn; 5 tỷ cho Talk cafe English đổi lấy 46%; và 3 tỷ đồng cho 80% chuỗi nhà hàng chay Pema…
Mới đây, liên quan đến Shark Thủy đó là động thái mới nhất mà chương trình truyền hình thực tế gọi vốn cho khởi nghiệp Shark Tank Việt Nam vừa đưa ra trước những thông tin về ông Nguyễn Ngọc Thủy, người từng tham gia chương trình với vai trò là nhà đầu tư (Shark).
Theo VTV, ông Nguyễn Ngọc Thủy vướng phải những tranh chấp “lùm xùm” với khách hàng nên chương trình khởi nghiệp Shark Tank Việt Nam đã bị gán ghép với nhiều điều không hay cùng với những thông tin hoạt động kinh doanh của tập đoàn Egroup, Apax English, do ông Nguyễn Ngọc Thủy là chủ, gây hiểu lầm cho công chúng về uy tín và hoạt động của chương trình.
Hệ sinh thái liên quan đến Tập đoàn Egroup
Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục đào tạo Egroup (Tập đoàn Egroup, tầng 2, tòa nhà 25T1 Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) của ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) có hàng trăm trung tâm Tiếng Anh Apax English – Apax Leaders, hàng chục trường mầm non STEAMe GARTEN, 11 Viện trị liệu thẩm mỹ Yakson Beauty; 50 cửa hàng Soya Garden trên toàn quốc và 12 trung tâm CMS (chương trình giáo dục sớm cho trẻ thời 4.0) và 1 trung tâm trải nghiệm STEM chuẩn quốc tế.
Trong đó, Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings (HOSE: IBC) đang kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục, đang sở hữu các chuỗi “thương hiệu” trung tâm dạy tiếng Anh như Apax Holdings, Apax Leaders. Hiện nay, IBC đang có 3 công ty con là Công ty cổ phần Anh ngữ Apax (Apax English), Công ty cổ phần Phát triển giáo dục Igarden và Công ty cổ phần Trường liên cấp Firbank Australia, cùng 3 công ty liên kết là Công ty cổ phần Tập đoàn hạ tầng giáo dục, Công ty cổ phần Giáo dục tư duy và Sáng tạo CMS, Công ty cổ phần Hạ tầng Trường liên cấp STEAME.
Theo tìm hiểu, thời gian gần đây, hệ sinh thái liên quan Shark Nguyễn Ngọc Thủy liên tục “dính” tai tiếng khi bị các nhà đầu tư tố “bất tín”. Cụ thể như giáo viên tố nợ lương, phụ huynh đòi tiền, nhà đầu tư “sống dở chết dở” vì không được thanh toán tiền lãi và gốc đúng hẹn. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư bị ép tái ký thì mới được trả lãi.
Theo tìm hiểu, Công ty Egame đang bán cổ phần của công ty mẹ là Egroup cho nhiều nhà đầu tư. Đây là hình thức kêu gọi đầu tư có dấu hiệu huy động vốn, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho khách hàng. Thực tế, đã có nhiều người ký hợp đồng đang khổ sở vì chưa thể nào lấy lại được tiền.
Theo hồ sơ phóng viên có được, các nhà đầu tư sẽ ký “Hợp đồng thỏa thuận hợp tác chiến lược” với Công ty Egame để sở hữu số lượng cổ phần của Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup. Theo đó, khách hàng sẽ phải nắm giữ cổ phần đến thời hạn quy định để được tặng thêm số cổ phần nhất định. Ví dụ, khách hàng đang nắm giữ 55.695 cổ phần (tương đương 2.116.402.000 đồng) thì sau 01 năm sẽ nhận được 1.492 cổ phần.
Tuy nhiên, khi đến thời hạn, công ty vẫn không trả tiền cho khách hàng, thay vào đó là ký tiếp hợp đồng mới với “điệp khúc” tặng thêm một số lượng cổ phần nhất định cho khách hàng.
Được biết, đã có nhiều trường hợp ký hợp đồng với Egame đang “sống dở, chết dở” vì khi đến hạn nhưng không thể rút được tiền. Bi đát hơn, có trường hợp đem sổ đỏ thế chấp ngân hàng để đầu tư mua cổ phần Egroup, trong khi lợi nhuận không thấy đâu nhưng vẫn phải “còng lưng” trả lãi ngân hàng. Được biết, có khách hàng uất ức đến mức phải nhập viện sau khi đầu tư vào Egroup.
Đáng chú ý, nhiều người tới chu kỳ muốn chuyển nhượng lại cổ phần cho Egame để rút tiền, nhưng Egame không mua lại. Nếu tố ra công an thì công an sẽ hướng dẫn ra tòa vì đây là giao dịch dân sự.
Mới đây, ngày 23/11, Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings (mã chứng khoán: IBC) thuộc hệ sinh thái của Shark Nguyễn Ngọc Thủy đã công bố về việc nhận được quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp phong toả tài khoản công ty của Cục Thuế TP. Hà Nội.
Theo đó, ngày 16/11, Cục Thuế TP. Hà Nội đã ra 17 quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp này tại 9 ngân hàng VPBank, MB, BIDV, Vietcombank, TPB, SHB, NCB, SeABank, Vietinbank và các chi nhánh.
Tổng số tiền mà Apax Holdings bị Cục Thuế TP. Hà Nội cưỡng chế là hơn 5,6 tỷ đồng. Trong đó, thuế thu nhập cá nhân là hơn 1,6 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp là gần 3,4 tỷ đồng; tiền chậm nộp các loại thuế là gần 559 triệu đồng.
Nguyên nhân khiến Apax Holdings bị cưỡng chế thuế là do người nộp thuế có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
Shark Nguyễn Ngọc Thuỷ bị bắt vì tội lừa đảo
Thông tin tại họp báo Bộ Công an sáng 26/3/2024, Trung tướng Tô Ân Xô (Người phát ngôn Bộ Công an) cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Thủy (Chủ tịch Công ty Giáo dục EGroup, tức Shark Thủy), Đặng Văn Hiền (Trưởng ban quan hệ cổ đông Công ty EGame) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Bộ Công an, quyết định khởi tố nêu trên nằm trong quá trình Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu xác minh, giải quyết đơn của nhiều nhà đầu tư tố cáo Nguyễn Ngọc Thủy lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần Công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup.
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, ngày 25/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định, Lệnh nêu trên đúng quy định pháp luật.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản.