Nhà báo Hàn Ni được đồng nghiệp, độc giả tặng nhiều “danh hiệu” như Người truyền lừa truyền thông, Người quả cảm đi tìm công lí, Bông hồng thép, Người hùng trong làng báo, Hiệp sỹ công luận…
Nhà báo Hàn Ni là ai ?
Đặng Thị Hàn Ni sinh năm 1977, tốt nghiệp hai trường đại học là KHXH&NV TP.HCM chuyên ngành Báo chí và Đại học Luật, sau đó tiếp tục học thạc sĩ luật.
Hàn Ni làm việc tại Ban Kinh tế, Báo Sài Gòn Giải Phóng, đã xuất bản 2 quyển sách liên quan đến nghề báo gồm: “25 tình huống pháp lý đời thường” và “Viết báo và theo đuổi sự kiện”.
Ngoài ra, cô còn mở Văn phòng luật sư tư vấn pháp luật , bào chữa nhiều vụ án, cô có một trang thông tin riêng tổng hợp những bài viết và quan điểm cá nhân của mình. Ngoài ra bạn đọc cũng có thể liên hệ với Hàn Ni qua :
- Tư vấn pháp luật miễn phí:0903.975.323
- Email:nhabaohanni@gmail.com
- //facebook.com/nhabaohanni
Cô từng chia sẻ : “Bất cứ nghề nghiệp gì cũng có những khó khăn, vất vả của nó. Ngay từ lúc đầu lựa chọn nghiệp viết lách, tôi đã tự dặn lòng mình phải biết đấu tranh cho lẽ phải, bởi thấy sai mà không nói thì đó cũng chẳng khác nào một tội ác.”
Hàn Ni đã nhận được rất nhiều giải thưởng báo chí, cô đã xuất bản 2 quyển sách liên quan đến nghề báo gồm: “25 tình huống pháp lý đời thường” và “Viết báo và theo đuổi sự kiện”.
Với loạt bài viết về quán Xin chào, và loạt bài này đã đạt giải Nhất giải Báo chí TP.HCM lần thứ 34 thể loại Phóng sự điều tra. Điểm nhấn với bài viết: “Bán phở chậm đăng ký kinh doanh 5 ngày – Bị khởi tố hình sự” của nhà báo Hàn Ni gây nên cơn “bão” dư luận khi nhận được hàng trăm ngàn lượt quan tâm, chia sẻ, bình luận của các báo, đài bạn và độc giả trong, ngoài nước.
Sao kê từ thiện !! Nhà báo Hàn Ni đối đầu trực diện với bà Nguyễn Phương Hằng
Trên trang Facebook có dấu tick xanh của bà Hàn Ni đang có hơn 100.000 lượt theo dõi. Mỗi bài viết nêu quan điểm của bà đều nhận về hàng ngàn lượt tương tác và bình luận. Tuy nhiên, những quan điểm về việc kêu gọi từ thiện, sao kê quỹ từ thiện của bà Hàn Ni hiện tại đang nhận về nhiều ý kiến gây tranh cãi.
Những ngày qua cuộc chiến của doanh nhân Nguyễn Phương Hằng với giới nghệ sĩ Việt về chuyện công khai sao kê từ thiện đã làm nhức đầu kể cả những người ngoài cuộc. Trên cộng đồng mạng chia thanh 2 phe ủng hộ và có quan điểm trái ngược về việc này.
Với quan điểm của mình, Hàn Ni chia sẻ “Rất lạ là nhiều người ca ngợi nhờ bà Hằng bóc phốt mà phơi bày nhiều sự thật nghệ sĩ ăn tiền từ thiện gì gì đó.
Thế nhưng, như nói ở điểm 1, loan truyền thông tin mà không có chứng cứ là vi phạm pháp luật. Và thực tế đến giờ chưa cơ quan nào kết luận nghệ sĩ nào ăn tiền từ thiện cả, bả chỉ nói cho đã miệng chứ chẳng cung cấp được chứng cứ nào.
Vậy mà nhiều người vẫn mê muội tin bà Hằng. Trong khi những Facebook, clip với ngôn từ xấu xí, bẩn thỉu của bà Hằng chỉ làm thoả mãn sự hiếu kỳ của một tầng lớp nào đó, chứ nó không làm cho xã hội tốt hơn. Bà Hằng cứ dẫn dắt những người hiếu kỳ, cuốn theo cảm xúc chỉ làm đưa xã hội đi xuống, không luật lệ nào cả.”
Với bản tính quyết liệt của mình, chính nữ CEO Đại Nam đã đưa nữ nhà báo lên luôn sóng livestream của mình, đồng thời vạch mặt những chiêu trò của nữ nhà báo này đang làm với quỹ tim Hằng Hữu.
Không muốn dừng lại, nhà báo Hàn Ni tiếp tục chia sẻ ý kiến của mình kèm theo dẫn luật về các vấn đề từ thiện và sao kê như sau :
“Nghề từ thiện có gì hot mà những nhà từ thiện đấu tố nhau mà không ai dám công khai sao kê tiền từ thiện?
Và luật quy định thế nào về hoạt động từ thiện:
– Quỹ Từ thiện có phải công khai tài chính không?
– Các nghệ sĩ huy động từ thiện, bà Hằng có được yêu cầu họ sao kê tài khoản không?
Dưới đây là chuyện pháp luật:
1. Quỹ từ thiện là pháp nhân, phải tuân thủ quy định công khai tài chính, thuế.
2. Cá nhân (các nghệ sĩ) vận động thì đó là quan hệ dân sự nên không có tranh chấp thì thôi, nếu có tranh chấp thì phải pháp luật sẽ can thiệp xử lý theo Bộ Luật Dân sự. Mà theo BLDS thì chỉ những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (người gởi tiền, đối tượng nhận tiền….) mới được quyền khiếu nại, và khi đó phải công khai quỹ.
Tuy nhiên, trên thực tế, các cá nhân thường dùng uy tín và danh dự để vận động tiền từ thiện thì phải nên công khai sòng phẳng để bảo vệ uy tín, cá nhân mình.
Quỹ Hằng Hữu, Quỹ Sống… là tổ chức, dù không vận động nhưng bằng các quan hệ hay có đóng góp thì theo luật phải công khai tài chính. Đây là pháp luật buộc.
Còn các nghệ sĩ, nếu không công khai thì rõ ràng là có vấn đề. Như vậy, bà con không nên gởi gắm nơi không minh bạch, vì có thể tiền từ thiện và tiền mua hàng hiệu sẽ dễ lẫn lộn với nhau!”
Quá khứ từng bị kỷ luật vì ẩu đả và xúc phạm nhân phẩm danh dự người khác
Thế nhưng có lẽ ít người biết, vào khoảng cuối năm 2012, Tổng Biên Tập Báo Sài Gòn Giải Phóng Nguyễn Tấn Phong đã ký quyết định về việc thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với Phóng viên Đặng Thị Hàn Ni (bút danh Hàn Ni), trực thuộc Ban Kinh tế Báo Sài Gòn Giải Phóng vì đã có hành vi ẩu đả và xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác tại nơi làm việc, vi phạm nghiêm trọng nội quy, kỷ luật, đạo đức, tác phong, làm ảnh hướng đến trật tự, kỷ cương, kỷ luật và uy tín của cơ quan.
Hình thức kỷ luật này được phổ biến đến cán bộ-công nhân viên chức toàn cơ quan Báo Sài Gòn Giải Phóng để rút kinh nghiệm chung. Ngoài hình thức kỷ luật nghiêm khắc này, Ban Biên Tập Báo cũng ban hành Quyết định điều chuyển phóng viên Hàn Ni về làm nhân viên khai thác phát hành báo.
Được biết trước đó, Hàn Ni cũng là phóng viên từng tham gia trong loạt bài viết sai sự thật về hoạt động của Hội Chống gian lận thương mại & Hỗ trợ người tiêu dùng TPHCM – AFCA.
Theo VGT,DN&TT