Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ với những nước nào ?

Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ với những nước nào ?
Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ với những nước nào ?

Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ 4 nhưng có dân số nhiều nhất thế giới (thời điểm 2022 : 1.411.778.724 người). Đây cũng là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ ước đạt 17,73 nghìn tỷ USD trong năm 2021.

Trung Quốc có đủ nguồn nhân lực để duy trì một quân đội khổng lồ gồm 2 triệu quân nhân tại ngũ trở thành nước có lực lượng chiến đấu lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, Trung Quốc là quốc gia có ngân sách quốc phòng năm 2021 khoảng 210 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới.

Về tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc hiện có tranh chấp với khá nhiều nước, được liệt kê dưới đây :

Tranh chấpvới Ấn Độ. Trung Quốc chiếm khu vực Aksai Chin và tuyên bố mình có chủ quyền ở hai bang Arunachal Pradesh và Ladakh mà Ấn Độ đang quản lý.

Tranh chấpvới Nhật. Trung Quốc tranh chấp kịch liệt các quần đảo Senkaku, Ryukyu với Nhật.

Tranh chấpvới Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng trái phép các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.

Tranh chấpvới Nepal. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một số khu vực của Nepal từ hồi chiến tranh Trung Quốc-Nepal giai đoạn 1788-1792. Trung Quốc cho rằng các khu vực này là một phần của Tây Tạng của Trung Quốc.

Tranh chấpvới Triều Tiênvề núi Baekdu và vùng biên giới Kando (Trung Quốc gọi là Jiandao).

Tranh chấpvới Philippinesở Biển Đông. Philippines từng kiện lên Tòa trọng tài về luật biển và Tòa bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết.

Tranh chấpvới Nga. Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền 160.000 km2 với Nga.

Tranh chấpvới Hàn Quốcvề bãi đá chìm Socotra ở Hoàng Hải.

Tranh chấpvới Bhutanở Tây Tạng và một số vùng núi.

Tranh chấpvới Đài Loan. Trung Quốc xem Đài Loan là lãnh thổ của mình nên xem tất cả lãnh thổ Đài Loan quản lý hay tuyên bố chủ quyền là của mình.

Tranh chấpvới Bruneiở Biển Đông.

Tranh chấpvới Malaysiaở Biển Đông.

Tranh chấpvới Indonesia. Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Indonesia bị chồng lấn vì yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nguồn : Pháp Luật Online, Wikipedia

Facebook
Twitter
Pinterest
Telegram
Email
Print
Nhấn Play để nghe nhạc Xuân, nhạc Tết