Search
Last updated on 29/03/2024 at 10:30 PM

Youtube, Youtuber là gì ? Điều khoản, nguyên tắc cần lưu ý

Youtube, Youtuber là gì ? Điều khoản, nguyên tắc cần lưu ý
Youtube, Youtuber là gì ? Điều khoản, nguyên tắc cần lưu ý

YouTube là một nền tảng chia sẻ video trực tuyến của Mỹ có trụ sở chính tại San Bruno, California. Nền tảng này được tạo ra vào tháng 2 năm 2005 bởi ba nhân viên cũ của PayPal — Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim — đã được Google mua lại vào tháng 11 năm 2006 với giá 1,65 tỷ đô la Mỹ và hiện hoạt động như một trong những công ty con của Google.

YouTube là trang web được truy cập nhiều thứ hai sau Google Tìm kiếm, theo xếp hạng của Alexa Internet.

Trang web cho phép người dùng tải lên, xem, chia sẻ, thêm vào danh sách phát, báo cáo và nhận xét về video, đăng ký người dùng khác và sử dụng công nghệ WebM, H.264/MPEG-4 AVC và Adobe Flash Player để hiển thị nhiều video đa phương tiện do người dùng và doanh nghiệp tạo ra.

Nội dung có sẵn bao gồm video clip, đoạn chương trình truyền hình, video âm nhạc, phim tài liệu ngắn và tài liệu, bản ghi âm, đoạn giới thiệu phim và các nội dung khác như viết blog bằng video, video sáng tạo ngắn và video giáo dục.

Hầu hết nội dung trên YouTube được các cá nhân tải lên, nhưng các công ty truyền thông bao gồm CBS, BBC, Vevo và Hulu cung cấp một số tài liệu của họ qua YouTube như một phần của chương trình đối tác với YouTube.

Người dùng không đăng ký vẫn có thể xem được hầu hết video ở trang, còn người dùng đăng ký được phép tải lên số lượng video vô hạn. Một số video chỉ dành cho người dùng trên 18 tuổi (ví dụ video có chứa những nội dung nhạy cảm hoặc có khả năng xúc phạm).

YouTube kiếm doanh thu quảng cáo từ Google AdSense, một chương trình nhắm mục tiêu quảng cáo theo nội dung và của trang web.

YouTube có YouTube Premium (trước đây là YouTube Red), một dịch vụ thuê bao cung cấp quyền truy cập vào nội dung độc quyền được thực hiện với những người dùng hiện có, và YouTube Music, một dịch vụ stream và nghe các bài hát của nghệ sĩ trên trang web.

Youtuber là gì ?

Nhiều người dùng chỉ upload những video thuần túy nhằm mục đích chia sẻ hoặc lưu giữ nội dung. Nhưng những người làm video nhằm mục đích kiếm tiền, khi đạt được những yêu cầu của YouTube đưa ra và bắt đầu kiếm tiền thì trở thành đối tác của google (YouTube Partner).

Ngày nay, có không ít những người làm và upload video chuyên nghiệp lên YouTube, đầu tư xây dựng thương hiệu cho kênh YouTube của mình và coi đây là nguồn thu nhập mưu sinh chính, tạo thành một nghề.

Để ghi nhận sự đóng góp và phát triển của YouTuber và kênh YouTube, khi kênh đạt được 100.000 người đăng ký, YouTuber có thể yêu cầu để được nhận một vật kỷ niệm có hình dạng nút play biểu tượng của YouTube, thường được gọi là nút Bạc. Tương tự khi đạt 1 triệu lượt đăng ký, kênh YouTube có thể được ghi nhận bằng nút Vàng, đạt 10 triệu lượt đăng ký, kênh được nhận nút Kim cương và 50 triệu lượt đăng ký sẽ là nút tùy ý(thường là nút Ruby). Khi đạt 100 triệu người đăng ký sẽ được nhận nút Kim Cương Đỏ.

Đối với kênh thuộc về người sáng tạo có danh tiếng, nghệ sỹ hoặc là kênh chính thức của một thương hiệu, doanh nghiệp hoặc tổ chức thông qua xác minh thì bên cạnh tên của kênh sẽ có dấu tích hình chữ “V”, được gọi là “Huy hiệu xác minh trên kênh”. Để được dấu xác minh, kênh cần hội tụ một số điều kiện, thông thường điều kiện tiên quyết là phải đạt trên 100.000 lượt đăng ký, tuy nhiên điều kiện này linh hoạt. Sau khi kênh đổi tên thì huy hiệu không được duy trì và quy trình xác minh và nhận huy hiệu phải bắt đầu lại.

Điều kiện để Youtuber bắt đầu kiếm tiền và chi trả

Khi upload video lên, người đăng tải có thể tùy chỉnh rất nhiều yếu tố, nhưng 2 yếu tố quan trọng nhất để video có thể kiếm được tiền, đó là để video ở chế độ công khai để người xem có thể xem được video và thứ 2 là bật nút kiếm tiền cho video.

Trước đây, chế độ kiếm tiền chỉ áp dụng ở một số quốc gia nhất định, người dùng Việt Nam phải thay đổi đăng ký quốc gia sang các nước có áp dụng chính sách này mới bật được chế độ kiếm tiền (thường là Hoa Kỳ).

Sau này các quốc gia được áp dụng ngày càng được mở rộng, bao gồm cả Việt Nam; kênh YouTube có thể ngay lập tức bật chế độ kiếm tiền, tuy nhiên, điều kiện ngày càng thắt chặt. Điều kiện hiện nay là kênh YouTube buộc phải có hơn 4.000 giờ xem video trong vòng 12 tháng trước và có ít nhất 1.000 người theo dõi.

Để nhận được tiền kiếm được, người dùng phải đăng ký một tài khoản Google AdSense, khai báo chính xác các thông tin cá nhân trùng khớp với giấy tờ tùy thân được dùng khi lĩnh tiền.

Khi số tiền tích lũy đạt trên 10 USD, Google sẽ gửi một thư có chứa mã PIN xác nhận đến địa chỉ được người dùng đăng ký, nhập đúng mã PIN thì xem như tài khoản đã được xác minh. Ngưỡng thanh toán tối thiểu là 100 USD. Tiền có thể được thanh toán qua hình thức chuyển tiền Western Union, qua séc, hay tài khoản ngân hàng.

Điều khoản, nguyên tắc cộng đồng cần lưu ý

Người dùng có thể tải lên video với bất kỳ nội dung nào, miễn là thu hút người xem, bởi vậy phát sinh vấn nạn ăn cắp bản quyền hoặc làm video có nội dung không lành mạnh (khiêu dâm hay bạo lực,…). YouTube có cơ chế phát hiện tự động những video như vậy, ngoài ra người dùng có thể báo cáo với YouTube.

Nếu video bị YouTube quyết định là có vi phạm điều khoản về bản quyền hay nguyên tắc cộng đồng, thì video có thể không kiếm được tiền nữa, thậm chí nặng hơn là bị xóa bỏ và kênh YouTube đó phải chịu cảnh cáo. Mỗi cảnh cáo sẽ tự động được xóa bỏ sau thời hạn 3 tháng (90 ngày).

Đi kèm với các cảnh cáo là những hạn chế khác như tắt chức năng phát trực tiếp (14 ngày), mất khả năng đăng tải video mới, nội dung xuất bản có thể chuyển sang riêng tư, không thể tham gia chương trình đối tác YouTube,… Các đặc quyền của kênh có thể khôi phục sau 7 ngày.

Nếu bị 3 cảnh cáo Nguyên tắc cộng đồng trở lên trong vòng 90 ngày thì kênh YouTube có thể bị xóa bỏ. Đôi khi kênh có thể bị xoá nếu vi phạm nghiêm trọng (kể cả vi phạm lần đầu tiên).

Nếu bị 3 cảnh cáo Bản quyền trở lên trong vòng 90 ngày thì các kênh liên kết với tài khoản YouTube có thể bị xóa bỏ, ngoài ra không thể tạo kênh mới.

Tổng hợp từ Wikipedia

4.7/5 - (3 votes)
Facebook
Twitter
Pinterest
Telegram
Email
Print

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *